Niềng răng có khó ăn không?

November, 08 2022

Liên hệ mua SOK token

  • font size decrease font size increase font size
  • Print
  • Email
  • Be the first to comment!
Rate this item
(0 votes)

Niềng răng có khó ăn không? Sau khi niềng răng cần chế độ ăn uống phù hợp như thế nào?

Niềng răng thẩm mỹ hiện nay tại các nha khoa trên cả nước nói chung và nha khoa ST Dentist nói riêng được mọi người rất quan tâm và ưa chuộng. Bởi chính vậy mà có khá nhiều khách hàng đưa ra câu hỏi: “Niềng răng có khó ăn không và không biết liệu thật sự nó ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt nhiều như thế nào?” Để làm rõ một quá trình trị liệu thì sau đây nha khoa ST Dentist đưa ra những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn. Cùng theo dõi nha khoa ST Dentist nhé!

Niềng răng có ảnh hưởng đến việc ăn uống  không?

Theo các chuyên gia hàng đầu tại nha khoa ST Dentist cho biết khoảng thời gian niềng răng có ảnh hưởng đến việc ăn uống của quý khách. Những tác động này chỉ nằm trong 2 thời điểm khó khăn nhất chứ không xuyên suốt cả toàn bộ quá trình.

Thời điểm 1: Khi mới bắt đầu niềng răng

Thời gian này sẽ trả lời cho bạn biết câu hỏi: “Niềng răng có khó ăn không?” Đúng vậy khoảng thời gian đầu của quá trình niềng răng từ 1 tuần đến 2 tuần sẽ khiến bạn khó ăn uống. Lúc này răng của bạn đang dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm đồng thời các dây niềng ma sát với môi, lưỡi, má, nướu lực khá mạnh sau đó chắc chắn bạn cảm thấy khó chịu và vướng víu.

Vấn đề này sẽ giảm đi khi bạn đã quen với thiết bị niềng trong miệng của mình và mọi sinh hoạt hằng ngày sẽ được diễn bình thường, hiển nhiên việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng và thuận lợi.

Thời điểm 2: Thay dây cung và thun theo thời gian định kỳ

Khoảng thời gian này khiến hàm răng của bạn đau ê ẩm, nhức, buốt và gặp khó khăn trong việc ăn uống. Nguyên nhân chính dẫn đến việc ảnh hưởng là do thay thun và siết lại dây cung theo định kỳ từ 2 tuần đến 1 tháng.

Tuy nhiên, bạn gặp tình trạng này chỉ trong 1 ngày- 2 ngày và sinh hoạt cá nhân trở lại như bình thường hơn nữa đây cũng là dấu mốc quan trọng đánh giá kết quả tích cực răng có xu hướng dịch chuyển đúng vị trí.

Chế độ ăn uống hợp lý- hiệu quả

Để đạt được một liệu trình thành công theo đúng tiến độ bạn phải tuân thủ và chú trọng ăn uống phù hợp, tránh tình trạng răng bị lệch cấu trúc hàm trong quá trình dịch chuyển gây tác động mạnh hướng ngoài kiểm soát của bác sĩ- nha sĩ.

1.Niềng răng nên kiêng ăn những thực phẩm:

Đồ ăn chứa màu sắc sẫm màu: thông thường bạn ăn những đồ như vậy sẽ làm răng bị dính màu và khó vệ sinh răng do các mắc cài gây ra hơn nữa đồ ăn cũng đi vào kẽ răng gây tình trạng sâu răng.

Thực phẩm có độ cứng, dẻo, dai và dính cao: để nghiền nát đồ ăn bạn cần một lực mạnh do đó làm di chuyển răng lệch vị trí hàm và mắc cài dễ bong ra khỏi răng.

Thức ăn chứa thành phần acid, chất béo, đường: những chất này sẽ làm bào mòn men răng và gây nhiều bệnh lý răng miệng khó giải quyết khi đang niềng răng.

2.Niềng răng nên ăn những thực phẩm:

Được chia làm 2 giai đoạn cần chú ý nhất đối với niềng răng và chế độ ăn như thế này cũng gần giống như người bình thường cũng không quá khó thực hiện nó.

Giai đoạn 1: Khi mới bắt đầu niềng

Đây là tình trạng của tất cả khách hàng khi bắt đầu quá trình trị liệu, nó khiến bạn đau nhức và khó chịu trong vài ngày đầu. Bởi vậy bạn hãy ăn uống đúng cách để cơ thể đủ chất dinh dưỡng và thoải mái nhất. Ăn các đồ ăn mềm, lỏng, nguội và giàu canxi giúp răng hoàn thiện nhanh chóng.

Giai đoạn 2: Sau khi niềng răng một thời gian

Ở khoảng thời gian này bạn ăn uống sẽ dễ dàng hơn vì chính bản thân đã quen với bộ dây và mắc cài trong miệng đồng thời hầu như cũng không gặp cảm giác đau nhức, khó chịu. Nhưng chế độ ăn uống lúc này phải tuân theo quy định ban đầu như ăn đồ mềm, nguội và lỏng.

Thực phẩm xanh: ăn rau mềm không được dai giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: vitamin, khoáng chất, chất xơ,…

Làm sinh tố và nước ép: bạn có thể chế biến đồ ăn bằng cách xay ra hoặc ép nước uống như: quả, củ, rau,…rất tiện lợi và đầy đủ vitamin.

Đồ ăn chứa nhiều canxi, vitamin C và D: sữa, sữa chua, phô mai,…có thể uống mát không được uống lạnh hoặc đông cứng.

Thực phẩm mềm chứa nhiều tinh bột: cháo, cơm mềm, súp,…đối với việc ăn như vậy bạn không cần lực nhai mạnh, rất dễ ăn để tránh việc mắc cài bong ra và răng bị lệch vị trí hàm cấu trúc.

Qua bài viết trên nha khoa ST Dentist “ nơi ưa thích để làm răng” đã giúp quý khách hiểu hơn vấn đề “ niềng răng có khó ăn không?” rồi. Chúc các bạn có thật nhiều trải nghiệm thú vị tại nha khoa.

Read 3390 times

Liên hệ mua SOK token

href="https://stdentist.com/boc-rang-su-co-dau-khong-.htm" target="_blank" rel="noopener noreferrer">Bọc răng sứ có đau không"}

Leave a comment

Make sure you enter all the required information, indicated by an asterisk (*). HTML code is not allowed.